SỬA CHỮA ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH Ô TÔ  

    SỬA CHỮA ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH Ô TÔ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có đủ sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp : Chứng chỉ hệ sơ cấp nghề
 
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về hệ thống điện và điện lạnh ô tô;
+ Nêu được tên gọi của các chi tiết, cụm chi tiết cấu tạo nên hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Đọc  được các sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các mạch điện cơ bản của hệ thống điện và điên lạnh ô tô;
+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra,sửa chữa, bảo dưỡng đối với các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống điện và điện lạnh ô tô;
+ Tính toán được các vật tư, dụng cụ khi làm việc.
- Kỹ năng:
+ Phòng tránh được các  tai nạn thường xẩy ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Xử lý được các tình huống tai nạn thường xảy ra trong quá trình lao động khi gặp phải;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng trong nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô;
+ Chuẩn bị được các dụng cụ làm việc, vật tư thay thế phù hợp với nội dung công việc bảo dưỡng, sửa chữa chuẩn bị thực hiện;
+ Thực hiện được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian, vật tư;
+ Phòng tránh và kiểm tra được các sai hỏng thường gặp trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;
- Thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong học tập;
+ Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
2. Cơ hội việc làm:
Người thợ nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô có cơ hội  làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất  lắp ráp ráp ô tô,các ga ra ô tô và các xưởng tư nhân. Họ có thể  làm việc độc lập hoặc tổ chức thành các nhóm mở các xưởng sửa chữa điện và điện lạnh ô tô độc lập.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 15 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 560 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 560 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 102 giờ ; Thời gian học thực hành: 458 giờ
 III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ  
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
 
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết Thực
hành
Kiểm tra
MH 01 Kiến thức chung về điện và điện lạnh ô tô 40 13 24 3
MĐ 02 Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô 210 40 161 9
MĐ 03 Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa 190 29 152 9
MĐ 04 Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện lạnh ô tô 120 20 94 6
Tổng cộng 560 102 431 27
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hồ sơ đăng ký học gồm có:
Đơn đăng ký học (Theo mẫu): 01 bản;
Bản sao bằng tốt nghiệp cao nhất có công chứng;
Ảnh (cỡ 3 x 4): 2 cái (ghi họ tên, ngày sinh mặt sau ảnh); 01 CMND Photo;
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI

* Phòng đào tạo: 0978868657
* CS Hải Phòng: Số 156/109 Đường Trường Chinh, P.Đồng Hòa, Q. Kiến An, TP Hải Phòng.
* CS  Hà Nội: - Xã Vân Hoà - Ba Vì - TP Hà Nội
                       - Lô 14-15 BT1, Khu đô thị Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng